Hướng dẫn phóng sinh đúng cách, đúng con vật để được lợi ích tốt nhất
Chúng ta thường nghe nói rất nhiều về Phóng sinh vào dịp Tết, Rằm tháng Giêng hay Rằm tháng bảy,… đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt, nhưng không phải ai cũng hiểu trọn ý nghĩa của hai từ phóng sinh. Thực hiện đúng cách sẽ giúp quý vị có nhiều phước báu, nhưng sai cách vô tình sẽ gây nhiều hệ lụy cho chính bản thân quý vị cũng như sinh vật được chọn cho giải thoát.
Phóng sinh (phóng sanh) là gì?
Phóng sinhnghĩa là giải phóng cho sự sống, những con vật bị nhốt và sắp bị giết chết để lấy thịt. Chúng ta bỏ tiền ra để mua những con vật sắp bị giết oan, thả tự do cho chúng.
Phóng sinh còn là cứu giúp những chung sinh thoát khỏi những khổ đau, sự sợ hãi, đau đớn khi bị giam nhốt trong những chiếc chậu, lồng, nhà giam hoặc là đang bị tra tấn hành hạ, hoặc sắp bị giết chết,…
Còn theo quan niệm của Phật giáo thì phóng sinh nghĩa là cứu mạng, kéo dài sự sống của mọi sinh vật. Phóng sinh là một cách thể hiện tâm từ bi của người thực hiện phóng sinh. Đây cũng là một phương tiện để tu tập.
Về nghĩa bóng thì phóng sinh có thể được hiểu là phóng thích những đen tối, ô uế của chính cái tâm mình như là lòng tham, sự ích kỹ, đố kỵ, hơn thua và lòng thù hận ra khỏi thân tâm mình để được tự do.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Phóng sinh, cứu vật là việc chúng ta nên làm, nhất là đối với những người Phật tử”. Và theo quan điểm của đạo Phật, phóng sinh là khi mình nhìn thấy các loài chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại thì phát sinh lòng thương xót, tìm cách cứu chuộc, giải thoát, phóng thích, cứu mạng sống của chúng.”
Rằm tháng Giêng cúng phóng sinh như thế nào để tạo phúc?
Ý nghĩa của việc phóng sinh
1. Tăng trưởng phước báu và nuôi dưỡng tâm từ bi
Đức Phật có dạy, đã là người đệ tử Phật, không kể xuất gia hay tại gia thì đều phải tu tập lòng từ. Trong đó phóng sinh là việc làm rất căn bản để tâm từ được nuôi dưỡng và tăng trưởng.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Khi thấy người, con vật bị nạn hoặc sắp bị giết, chúng ta tìm cách cứu thì sẽ được phước báu rất lớn. Việc làm này cũng giúp tâm từ bi của chúng ta được nuôi dưỡng và tăng trưởng. Mà tâm từ bi là hạt nhân để thành Phật sau này. Không thể thành một vị Phật mà lại không có tâm từ. Cho nên, ý nghĩa đầu tiên của việc phóng sinh là chúng ta nuôi dưỡng tâm từ”.
2. Đem sự an vui đến cho tất cả các loài
Người có tâm từ thì đi đâu cũng đem an lạc, bình an đến đó và tâm từ còn cảm ứng được cả trời đất. Do vậy, tâm từ rất quan trọng. Có thể những con vật được phóng sinh chưa hẳn được sống lâu dài, nhưng khi chúng ta phóng sinh là đã thể hiện tâm từ của chúng ta.
Chúng ta hiểu rằng cứu các sinh mạng về môi trường sống tự nhiên thì tâm từ bi cũng như phước báu của chúng ta được tăng trưởng.
Hướng dẫn phóng sinh đúng cách
Không phải bạn giải phóng sự sống của sinh vật một cách vô tội vạ là đúng, mà cần có phương pháp thực hành chuẩn. Dưới đây là một vài hướng dẫn phóng sanh bạn có thể tham khảo:
1- Phóng sinh là tùy tâm, không đặt nặng hình thức
Có nhiều Phật tử đặt nặng hình thức trong phóng sinh, mua chim cá đem vô chùa chờ quý thầy làm lễ chú nguyện rồi mới thả. Có đôi khi nhốt chúng qua đêm hay đến ngày hôm sau, đợi làm lễ rồi mới thả chứ không thả liền.
Hành động này không sai nhưng không nên quá câu nệ, rườm rà. Khi phóng sinh phải thực hành thao tác nhanh nhẹn, nghi lễ ngắn gọn, tránh cho các sinh vật kéo dài nỗi khổ của sợ hãi, tù túng vì bị giam cầm, thậm chí là bị mất mạng trước khi được phóng thích.
2- Phóng sinh không đặt nặng vấn đề số lượng
Phóng sinh là xuất phát từ lòng từ bi, thương xót khi gặp con vật bị nạn. Ngay lúc đó mình ra tay cứu thoát, chứ không phải đặt mua hàng vài chục ký sinh vật trong chuồng trại để phóng thích. Làm như vậy vô tình quý vị đang đẩy các sinh vật đó đến với cái chết nhanh hơn, do bị các đối tượng khác săn bắt hoặc lưới ăn. Vì vậy, quý vị không nên đặt nặng vấn đề số lượng khi phóng sinh.
Mọi việc đều phải tùy tâm, nếu tâm không thiện, mà phóng sanh theo phong trào thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Ngược lại, quý vị chỉ phóng sinh ít sinh vật thôi nhưng tâm luôn từ bi, thương xót cho mọi sinh mạng thì đều vô cùng trân quý.
3- Không lo phóng sinh rồi người khác bắt lại
Đây là tâm lý chung của nhiều người khi phóng sinh. Tuy nhiên, nhân quả báo ứng như bóng theo hình, quý vị làm việc thiện là một việc, người khác tạo nghiệp là chuyện của họ. Quả của quý vị và quả của họ là khác nhau. Tâm muốn làm thì hãy cứ làm, muốn cứu giúp thì hãy cứ thực hiện ngay, đừng lo ngại suy nghĩ quá nhiều.
4- Cần tìm hiểu về môi trường sống của loài vật khi phóng sinh
Chim thì bay trên trời, cá thì sống dưới nước, cá nước ngọt không thể sống ở biển, cá nước mặn không thể sống ở sông,… Nếu bạn thực sự phóng sinh thì cần phải hiểu rõ môi trường sống nào là phù hợp với từng loài sinh vật được phóng sinh. Đừng làm qua loa lấy lệ, cưỡi ngựa xem hoa, vì như vậy vô tình bạn đang tạo nghiệp cho chính mình.
5- Không nên chọn ngày tháng để phóng sinh
Đành rằng ngày nay con người làm gì cũng vì mưu cầu phần lợi cho mình nhiều hơn. Nhưng trong đạo Phật, việc phóng sinh là tùy tâm, không phải để mang lại cái lợi ngay cho quý vị.
Thay vì chọn ngày hoặc dịp lễ lớn mới phóng sanh thì hãy làm việc này mỗi khi có thể. Khả năng bao nhiêu thì hãy thực hành phóng sinh bấy nhiêu. Tích tiểu thành đại, những sinh vật được thả sẽ vô cùng cám ơn sự thiện tâm của quý vị.
6- Những sinh vật nên chọn được cứu để phóng sinh
Cuộc sống hiện đại và đa phần môi trường xung quanh chúng ta sinh sống là sông, ao, hồ nước ngọt chứ ít tiếp xúc với những sinh vật trên núi, trên rừng, dưới biển. Chính vì vậy nếu bạn đang sống ở các thành phố lớn thì lựa chọn các loại cá nước ngọt hoặc sinh vật sống ở nước ngọt là hợp lý nhất để phóng sinh.
Nhưng không phải loại cá nước ngọt nào chúng ta cũng có thể thả được. Vì mỗi loại cá sẽ sống ở môi trường nước riêng và thường thì chúng ta sẽ lựa chọn những sinh vật sống được và sống khỏe ở môi trường chúng ta thả phóng sinh. Có thể liệt kê ra các loại Cá và sinh vật thường xuyên được người dân, các sư thầy và các nhà chùa thả như sau:
Tham khảo mua các sinh vật phóng sinh tại đây: https://chocayenso.com/chuyen-cung-cap-ca-phong-sinh-cac-loai-dong-vat-thuy-san-phong-sinh-429.html
- 1- Cá chép ta (hoặc cá chép vàng) thường thì sẽ chọn loại chép ta chửa hoặc loại nhỏ dưới 1kg/con. Cá chép rất khỏe sống ở nhiều môi trường nước.
- 2- Cá chim, cá trắm trắng, trắm đen: nếu bạn thả phóng sinh ở môi trường sông, hồ rộng.
- 3- Trê, lăng, trê lai: sống ở nhiều môi trường như ao, hồ, sông, ngòi…
- 4- Cá chình, lươn, chạch: có thể thả sông, hồ.
- 5- Ba ba trơn cỡ nhỏ dưới 1kg có thể phóng sinh ở sông.
- 6- Rô ta, rô đồng: thả phóng sinh ở ao
- 7- Cá song: nếu thả phóng sinh ở vùng ao nước nợ.
- 8- Các loại sinh vật khác: Ốc, ốc nhồi,
Đặc biệt: phóng sinh cá có trứng còn giải được nạn, tiêu nghiệp chướng
Khấn cầu người hữu duyên gặp trứng cá hãy thả về nước, cứu một lần ngàn mạng. Hồi hướng công đức đó cho chúng sinh làm hại và bị làm hại trên thế gian đều có thể tiêu nghiệp chướng, đều có thể quay đầu, đều có thể tiêu tai giải nạn, tăng trưởng Bồ Đề Tâm, thì thật là phước đức lớn lao.
Theo các nhà nghiên cứu:
- – Một con Cá chép có thể sinh tới 300.000 trứng trong một lần đẻ.
- – Một con Cua đồng 100-200 gram có thể sinh từ 200.000-900.000 trứng trong một lần đẻ.
- – Một con Tôm có thể sinh từ 1.600-2.000 trứng trong một lần đẻ.
- – Một con Ếch có thể sinh từ 2.000-5.000 trứng trong một lần đẻ.
- – Một con Ốc có thể sinh từ 5-40 trứng trong một lần đẻ. Trong cuộc đời kéo dài khoảng hơn 1 năm của mình, một con Ốc có thể sinh đến 1.000 trứng.
- – Một con Cá lóc có thể sinh từ 3.000-10.000 trứng trong một lần đẻ.
- – Một con Cá Rô có thể sinh từ 7.000 đến hơn 10.000 trứng trong một lần đẻ.
- – Một con Lươn có thể sinh khoảng 100 trứng trong một lần đẻ.
- – Một con Cua Biển 300 gram có thể sinh trên 1.000.000 trứng trong một lần đẻ.
* * *
Là 1 đầu mối lớn tại chợ cá Yên Sở, với gần 20 năm hoạt động chúng tôi chuyên cung cấp các loại cá nước ngọt như: Cá chép, cá trắm đen, cá trắm trắng, cá rô phi, cá rô ta, cá quả, cá trôi, cá mè ta, cá lăng, cá trê, cá chim trắng, cá diêu hồng, cá mè tàu (mè đầu to), cá tầm, cá chép giòn, cá trắm giòn, cá chình, cá tầm, cá hồi, cá song, baba với giá rẻ nhất thị trường, đầy đủ số lượng theo yêu cầu.
Hãy nhấc máy và gọi điện/zalo ngay cho chúng tôi 092 669 3333 Cao Dũng) – 098 24 272 87 (Thiên Hạnh) để được phục vụ tốt nhất.
CHỢ CÁ YÊN SỞ,Đường Vành Đai 3, Sở Thượng, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
Cung cấp các loại thủy sản
- Cung cấp, Bán buôn bán lẻ cá diêu hồng mọi số lượng giá rẻ nhất [toàn quốc]
- Bán buôn, bán lẻ cá chép vàng ông công ông táo tại Hà Nội
- Bán cá chim nước ngọt (chim trắng nước ngọt) giá bán buôn, giá sỉ toàn quốc
- Chuyên bán buôn, bán lẻ cá chép từ 2kg – 10kg cho nhà hàng khách sạn tại Hà Nội
- Giá cá rô đồng, cá rô đầu vuông sỉ rẻ nhất tại Hà Nội
Các dịch vụ tại chợ
- Cung cấp cá tươi sống, cá mổ sơ chế và thực phẩm cho siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch
- Cung cấp thịt cá diêu hồng làm sạch, cắt khúc, Fillet 2022 cho bếp ăn, suất ăn công nghiệp
- Cung cấp Thịt cá rô phi Fillet 2022 cho quán ăn, bếp ăn công nghiệp tại Hà Nội và toàn quốc
- Thu mua cá Mè hoa (mè tàu, mè đầu to) giá cao, mọi số lượng từ 3 tạ đến 10 tấn
Bài viết nhiều người đọc
- Cá diêu hồng là gì? Giá 1kg cá diêu hồng? Phân biệt cá diêu hồng và cá rô phi
- Cá lăng là gì? Giá 1kg cá lăng trên thị trường? Mua sỉ ở đâu rẻ?
- Ba ba là gì? Có mấy loại? Cách nhận biết? Giá 1kg ba ba trên thị trường?
- Cá giòn là gì? Giá bao tiền 1kg cá giòn? Vì sao ăn lại giòn?
- Giá 1kg cá trắm trắng (trắm cỏ)? Bán buôn, bán lẻ ở đâu rẻ nhất?
- 20 loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe từ trẻ đến già [Phần 1]