Ăn cá và động vật có vỏ có bị nhiễm thủy ngân?
Cá là thực phẩm có lợi rất tốt cho sức khỏe, bởi chúng cung cấp nguồn protein dồi dào và chất béo lành mạnh. Tuy nhiên trong nhiều loài cá, nhất là cá và động vật dưới biển có chứa hàm lượng thủy ngân nhất định gây lo ngại cho người tiêu dùng.
1. Thủy ngân là gì?
Thủy ngân là một loại kim loại nặng được tìm thấy trong tự nhiên như: không khí, nước và đất. Chất này được thải ra ngoài môi trường bằng nhiều cách khác nhau như: đốt than, phun trào núi lửa. Thủy ngân có thể rơi từ không khí xuống và tích tụ trong các dòng suối và đại dương và trở thành metylmercury trong nước. Theo đó, con người có thể tiếp xúc thủy ngân theo nhiều cách như: hít phải hơi thủy ngân trong quá trình khai thác và làm việc ở môi trường công nghiệp.
Hầu hết, những loại động vật hấp thụ thủy ngân nồng độ thấp là do ô nhiễm nguồn nước. Còn những loài cá ở biển sẽ có hàm lượng thủy ngân cao hơn, có thể vượt quá ngưỡng cho phép. Nhìn chung, những loài cá lớn và sống lâu sẽ có xu hướng chứa nhiều thủy ngân nhất. Chúng bao gồm cá mập, cá kiếm, cá ngừ tươi, cá chép, cá thu vua, cá ngói từ Vịnh Mexico và cá pike phương bắc.
Cá lớn hơn có xu hướng ăn nhiều cá nhỏ hơn chứa một lượng nhỏ thủy ngân. Theo đó, hàm lượng thủy ngân trong cá sẽ tích tụ trong cơ thể của cá lớn theo thời gian do chất độc này rất khó đào thải ra bên ngoài.
Những loài động vật chứa hàm lượng thủy ngân cao: cá kiếm, cá mập, cá thu vua, cá ngừ đóng hộp, cá trích,….
Những loài động vật chứa hàm lượng thủy ngân thấp: tô,. sò điệp, cá da trơn, cá nước ngọt,…
2. Ảnh hưởng của thủy ngân đối với sức khỏe của con người
Tiếp xúc với thủy ngân nhiều có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Ở người và động vật nếu bị hấp thụ 1 lượng lớn thủy ngân sẽ gây ra các bệnh lý về não.
Các nghiên cứu cũng cho thấy việc tiếp xúc thường xuyên với thủy ngân sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh Alzheimer, Parkinson, tự kỷ, trầm cảm. Ngoài ra, tiếp xúc với thủy ngân sẽ gây nên các bệnh về huyết áp cao, tăng nguy cơ đau tim và cholesterol LDL “xấu”. Ngoài ra, nó còn gây nguy cơ tử vong do mắc bệnh tim cao gấp đôi so với những người có hàm lượng thủy ngân thấp hơn.
3. Đối tượng dễ hấp thụ thủy ngân hơn
1 số người sẽ bị nhiễm thủy ngân nhiều và dễ dàng hơn người bình thường như:
- Phụ nữ đang và có kế hoạch có thai (Thủy ngân có thể truyền từ mẹ sang con)
- Các bà mẹ đang cho con bú
- Trẻ em
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng việc tiếp xúc với liều lượng thấp methylmercury trong 10 ngày đầu tiên của quá trình thụ thai sẽ làm suy giảm chức năng não ở chuột trưởng thành. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng trẻ em tiếp xúc với thủy ngân khi còn trong bụng mẹ phải đối diện với nguy cơ giảm khả năng tập trung, trí nhớ, ngôn ngữ và chức năng vận động.
4. Nên ăn cá như thế nào để có 1 sức khỏe tốt?
Thực tế, lợi ích của cá mang lại sẽ lớn hơn nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân nếu như bạn biết cách chế biến và ăn đúng cách. Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn cá quá 2 lần/ tuần, không nên ăn quá nhiều 1 loại cá mà hãy thay đổi bữa ăn một cách khoa học.
Đồng thời chọn lựa cá và hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp hơn như cá hồi, tôm, cá tuyết và cá mòi. Tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngói từ Vịnh Mexico, cá mập, cá kiếm và cá thu.
* * *
Là 1 đầu mối lớn tại chợ cá Yên Sở, với gần 20 năm hoạt động chúng tôi chuyên cung cấp các loại cá nước ngọt như: Cá chép, cá trắm đen, cá trắm trắng, cá rô phi, cá rô ta, cá quả, cá trôi, cá mè ta, cá lăng, cá trê, cá chim trắng, cá diêu hồng, cá mè tàu (mè đầu to), cá tầm, cá chép giòn, cá trắm giòn, cá chình, cá tầm, cá hồi, cá song, baba với giá rẻ nhất thị trường, đầy đủ số lượng theo yêu cầu.
Hãy nhấc máy và gọi điện/zalo ngay cho chúng tôi 092 669 3333 Cao Dũng) – 098 24 272 87 (Thiên Hạnh) để được phục vụ tốt nhất.
CHỢ CÁ YÊN SỞ,Đường Vành Đai 3, Sở Thượng, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
Cung cấp các loại thủy sản
- Giá sỉ lẻ cá Hồi Sapa mới nhất 2025 tại Hà Nội, giá Cá hồi Sapa tươi sống
- Bán cá Lăng đen, Bán buôn bán lẻ cá Lăng, Ngạnh sông đà mọi số lượng toàn quốc
- Bảng giá cá Diêu hồng mới nhất năm 2025 tại Hà Nội
- Bán cá Trê lai, trê phi giá sỉ toàn miền Bắc
- Giá bán Cá chạch Quế, chạch đồng, chạch sông giá sỉ tại Hà Nội và miền bắc
Tin tức chợ cá yên sở
- Hối hả chuẩn bị cho những chuyến đi biển cuối cùng của năm
- Thu nhập hàng tỷ đồng nhờ nuôi cá chình trong bể xi măng
- Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: nghề làm muối Sa Huỳnh
- Khẳng định vị thế toàn cầu: Bứt phá xuất khẩu thủy sản
- Hội nghị tổng kết chương trình phát triển kĩ năng cho ngành nuôi biển công nghệp Việt Nam
Các dịch vụ tại chợ
- Cung cấp cá tươi sống, cá mổ sơ chế và thực phẩm cho siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch
- Cung cấp thịt cá diêu hồng làm sạch, cắt khúc, Fillet 2022 cho bếp ăn, suất ăn công nghiệp
- Cung cấp Thịt cá rô phi Fillet 2022 cho quán ăn, bếp ăn công nghiệp tại Hà Nội và toàn quốc
- Thu mua cá Mè hoa (mè tàu, mè đầu to) giá cao, mọi số lượng từ 3 tạ đến 10 tấn
Bài viết nhiều người đọc
- Cá diêu hồng là gì? Giá 1kg cá diêu hồng? Phân biệt cá diêu hồng và cá rô phi
- Cá lăng là gì? Giá 1kg cá lăng trên thị trường? Mua sỉ ở đâu rẻ?
- Ba ba là gì? Có mấy loại? Cách nhận biết? Giá 1kg ba ba trên thị trường?
- Cá giòn là gì? Giá bao tiền 1kg cá giòn? Vì sao ăn lại giòn?
- Giá 1kg cá trắm trắng (trắm cỏ)? Bán buôn, bán lẻ ở đâu rẻ nhất?
- 20 loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe từ trẻ đến già [Phần 1]